TIN NỔI BẬT CỦA PHÒNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Thứ năm - 19/01/2023 10:03 268 0

1. Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân, tổ chức và doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của các bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước: Quyết định số 5359/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 ban hành Đề án đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 23/9/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2022 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 08/3/2022 về phát động phong trào thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính, giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 24/5/2022 về kiểm tra cải cách hành chính tỉnh năm 2022; Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh về nâng cao Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công của tỉnh Bình Định đến năm 2025 Quyết định số 2535/QĐ-UBND ngày 08/11/2022 của UBND tỉnh ban hành Bộ Chỉ số đánh giá kết quả cải cách hành chính của các cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và một số cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

2. Trong năm 2022, công tác cải cách hành chính của tỉnh tiếp tục có nhiều chuyển biến rõ nét, thông qua kết quả đánh giá tích cực của cuộc khảo sát đo lường sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh. Kết quả đạt được như sau: Chỉ số hài lòng của các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh năm 2022 có kết quả đánh giá tích cực, tăng cao so với năm 2021, đạt giá trị trung bình 90,38%; Chỉ số đo lường sự hài lòng đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đạt giá trị trung bình là 86.89%, tăng 5.95% so với năm 2021 (đạt 80.94%); Chỉ số đo lường sự hài lòng đối với các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh giá trị trung bình năm 2022 đạt tỷ lệ 81.64%, cao hơn năm 2021 (đạt 78,68%).

3. Công tác văn thư, lưu trữ đã có chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số như đề xuất. Xây dựng Đề án “Hệ thống cơ sở dữ liệu lưu trữ tài liệu điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2022 - 2025”. Xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định giai đoạn 1975-2010; Kế hoạch về tổ chức sưu tầm, thu thập tài liệu quý, hiếm trong và ngoài tỉnh năm 2022; thực hiện công tác chỉnh lý, nâng cấp; tu bổ, phục chế tài liệu lưu trữ và thực hiện bảo quản tốt tài liệu có giá trị của tỉnh phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và nghiên cứu lịch sữ, thực hiện hoạt động dịch vụ theo quy định. Công tác văn thư, lưu trữ được các sở, ban, ngành, địa phương quan tâm thực hiện quản lý tài liệu lưu trữ điện tử, giao nộp hồ sơ lưu trữ. Đến ngày 31/12/2023 đã có 15 cơ quan, tổ chức thực hiện công tác giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử tỉnh với số lượng 2.937 hồ sơ (388 hộp), tương đương 55,42 mét giá tài liệu. Trong đó, có 04 cơ quan, đơn vị thực hiện tốt như: Ban Quản lý khu kinh tế; Cục Hải Quan tỉnh; Cục Dữ trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình.
4. Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 08/3/2022 về phát động phong trào thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính, giai đoạn 2021 – 2025; theo đó, 100% các sở, ban, ngành, các địa phương đã xây dựng Kế hoạch phát động phong trào thi đua và triển khai thực hiện thi đua cải cách hành chính lan tỏa trên toàn tỉnh.

 

Tác giả bài viết: Phòng CCHC-VTLT

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây