Ngày 31/12/2022, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Đề án số 4599/QĐ-UBND về việc ban hành Ban hành thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác cải cách hành chính giai đoạn 2022 – 2030” trên địa bàn tỉnh. Đề án nêu rõ mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025 đạt trên 85% và đến năm 2030 đạt trên 95% cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính được cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ quá trình tham mưu, tổng hợp, hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách hành chính dưới nhiều hình thức; được tiếp cận với các mô hình cải cách hành chính hiệu quả, kinh nghiệm cải cách hành chính trong và ngoài tỉnh.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính được tiếp cận các bài giảng, tài liệu, số liệu, cơ sở dữ liệu về cải cách hành chính để tra cứu, tham khảo trong thực hiện nhiệm vụ; được kịp thời hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc trực tiếp hoặc gián tiếp qua kênh hỏi đáp về cải cách hành chính.
Để hoàn thành các mục tiêu trên, Đề án đã đưa ra 5 nội dung thực hiện từ đó cụ thể hóa thành 10 nhiệm vụ. 05 nội dung thực hiện bao gồm:
1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính
2. Hoàn thiện chương trình, biên soạn tài liệu tập huấn, bồi dưỡng về cải cách hành chính
3. Thực hiện đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng về cải cách hành chính gắn với ứng dụng công nghệ chuyển đổi số
4. Xây dựng các nền tảng cơ sở dữ liệu phục vụ nâng cao năng lực về cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh
5. Tổ chức các đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm về cải cách hành chính
Hoàn thành triển khai các nhiệm vụ và đảm bảo mục tiêu đề ra, Đề án yêu cầu bám sát, lồng ghép các nội dung của Đề án trong kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trên các lĩnh vực cải cách hành chính của tỉnh hằng năm và đảm bảo phát huy hiệu quả mang tính lâu dài. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực hiện công tác cải cách hành chính theo Kế hoạch này phải gắn chặt với kế hoạch bố trí, sắp xếp, chuyển đổi vị trí công tác, đảm bảo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức và vị trí việc làm của từng cơ quan, đơn vị; tránh tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vừa hoàn thành xong việc đào tạo, bồi dưỡng lại được bố trí công tác chuyên môn khác gây lãng phí nguồn lực, ngân sách. Đề cao ý thức tự học, tự trau dồi kiến thức qua hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện cải cách hành chính gắn với nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ trong quá trình chuyển đổi số của tỉnh./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thanh Trà - P.CCHC-VTLT
Ý kiến bạn đọc