Luật Thanh tra

Thứ năm - 05/01/2023 07:44 2.773 0
Ngày 14/11/2022, Quốc hội đã thông qua Luật Thanh tra số 11/2022/QH15. Luật có 8 Chương, 118 Điều quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân.
Luật Thanh tra

Theo đó, điểm mới đáng chú ý là giao quyền chủ động cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thành lập Thanh tra sở (trừ một số trường hợp đặc thù). Như vậy, không phải tất cả các sở đều thành lập cơ quan thanh tra.
Theo quy định tại Điều 26, Thanh tra sở được thành lập trong 3 trường hợp: Theo quy định của Luật; tại sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp theo quy định của Chính phủ; tại sở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và biên chế được giao.
Luật Thanh tra quy định rõ Thanh tra sở là cơ quan của sở, thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Tại những sở không thành lập cơ quan thanh tra, Giám đốc sở giao đơn vị thuộc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thanh tra tỉnh được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của các sở không thành lập cơ quan thanh tra.

Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Xem Luật số 11/2022/QH15 tại đây./.

Tác giả bài viết: Trần Thúy Ngọc - VPS

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây