Ngày 24/5/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức Hội nghị họp bàn giải pháp nâng cao các chỉ số liên quan đến công tác cải cách hành chính của tỉnh và ban hành Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 08/6/2023 về cải thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công; Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Bình Định năm 2023. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo, điều hành thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhờ đó công tác thu hút đầu tư của tỉnh đạt những kết quả tích cực. Toàn tỉnh đã thu hút mới 75 dự án, tổng vốn đăng ký gần 15.000 tỷ đồng, vượt 25% kế hoạch năm (gồm 69 dự án trong nước, vốn đăng ký 13.709 tỷ đồng và 06 dự án FDI, vốn đầu tư là 46,2 triệu USD). Trong đó, có 19 dự án trong KKT và các KCN; 56 dự án ngoài KKT và các KCN. Lũy kế đến nay, tại KKT và các KCN có 405 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 148.720 tỷ đồng (41 dự án FDI với vốn đăng ký trên 888,2 triệu USD), vốn đầu tư thực hiện khoảng 48.353 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 32,5% tổng vốn đăng ký).
Để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả việc cải thiện kết quả xếp hạng các chỉ số cải cách hành chính, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và chỉ số cải cách hành chính tỉnh Bình Định.
Theo đó, mục tiêu đề ra:
2. Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ đánh giá kết quả triển khai thực hiện trong 3 năm (2021 – 2023) Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy
Ngày 28/8/2023, Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy về “Cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2020 – 2025” đã tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ đánh giá kết quả triển khai thực hiện trong 3 năm (2021 – 2023) và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Những kết quả đạt được trong công tác cải cách hành chính đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp được nâng lên, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để phát huy nội lực, thu hút tốt nguồn lực bên ngoài, góp phần thực hiện thắng lợi và hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên cơ sở nội dung cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ đạo đã ký Thông báo số 07-TB/BCĐ ngày 12 tháng 9 năm 2023 về ý kiến kết luận tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ của Ban Chỉ đạo Chương trình hành động 09-CTr/TU, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Chương trình hành động số 09 của Tỉnh ủy đề ra.
3. Sửa đổi Bộ Chỉ số đánh giá kết quả cải cách hành chính của các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và một số cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh
Bộ chỉ số cải cách hành chính mới (theo Quyết định số 3507/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh) đã giúp cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tự đánh giá công tác cải cách hành chính của mình đảm bảo thực chất, phù hợp với tình hình thực tiễn công tác cải cách hành chính của tỉnh.
Các tiêu chí, tiêu chí thành phần của Bộ chỉ số đã được lượng hóa để đánh giá; bổ sung điểm thưởng/điểm trừ để đánh giá ghi nhận những cố gắng, nỗ lực hoặc chế tài sự trì trệ, chậm đổi mới trong công tác cải cách hành chính nhằm đảm bảo phù hợp với đặc thù của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Thông qua công tác triển khai đánh giá, xác định Chỉ số cải cách hành chính trong thời gian qua cho thấy, Bộ Chỉ số được thiết kế khoa học, đảm bảo đầy đủ các thông tin cần thiết, dễ làm, dễ thực hiện nên đã giúp cho các cơ quan, đơn vị tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí trong quá trình tự đánh giá, xác định Chỉ số cải cách hành chính của đơn vị mình.
4. Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 07/9/2023 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
Kế hoạch nhằm giúp đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ủy quyền và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền; phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nhất là người đứng đầu, thực hiện tốt việc kiểm soát quyền lực nhà nước, góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phục vụ nhân dân.
Qua Kế hoạch, xác định rõ các nhiệm vụ và trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong triển khai thực hiện, đồng thời kế thừa và phát huy hiệu quả các quy định hợp lý về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước giữa các cấp chính quyền đảm bảo quản lý nhà nước thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia. Việc thực hiện phân cấp, ủy quyền gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước. Kế hoạch xây dựng 08 nhiệm vụ, giải pháp chung và hơn 30 nhiệm vụ cụ thể cho 16 ngành, lĩnh vực cần phân cấp, uỷ quyền tại tỉnh.
5. Đề án “Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định”
Quán triệt việc thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XX) về chuyển đổi số tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; nhằm thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành về cải cách hành chính cần tập trung xây dựng và sử dụng hệ thống dữ liệu thống nhất trong đánh giá chỉ số cải cách hành chính, đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ hết sức cần thiết để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính tỉnh Bình Định theo hướng toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại
Do đó, xây dựng và triển khai Đề án Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá chỉ số cải cách hành chính, đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước để thực hiện chuyển đổi công cụ chỉ đạo điều hành gắn với lộ trình xây dựng “Chính quyền số” trên địa bàn tỉnh Bình Định phục vụ việc phân tích, dự báo, tạo lập dữ liệu trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin về chuyển đổi số, hỗ trợ cho việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật, phục vụ công tác quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước trên nguyên tắc lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá hiệu quả; đảm bảo gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính.
Ngoài ra, thuê dịch vụ công nghệ thông tin của doanh nghiệp nhằm giảm nguồn vốn đầu tư ban đầu và đảm bảo công tác vận hành hệ thống máy chủ, lưu trữ cơ sở dữ liệu an toàn, bảo mật, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
6. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương công tác văn thư, lưu trữ và tạo lập hồ sơ công việc trên Hệ thống văn phòng điện tử (Idesk)
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định công tác văn thư, lưu trữ đảm bảo theo quy định, trọng tâm là lập hồ sơ công việc điện tử, đến nay, tỷ lệ tạo lập hồ sơ công việc các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh đảm bảo tỷ lệ theo yêu cầu; việc xử lý tài liệu tích đống, lựa chọn tài liệu nộp lưu hồ sơ vào Lưu trữ lịch sử tỉnh được các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện đảm bảo theo quy định (trong năm có 25 cơ quan, đơn vị nộp lưu tài liệu).
7. Kế hoạch số 170/KH-UBND ngày 18/10/2023 về triển khai thực hiện Thông tư số 13/2023/TT-BNV ngày 31/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử
Kịp thời tham mưu triển khai thực hiện Thông tư số 13/2023/TT-BNV ngày 31/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử, góp phần từng bước hoàn thiện Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tại Lưu trữ cơ quan và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh, giải pháp kết nối để thực hiện thu thập hồ sơ thủ tục hành chính vào lưu trữ cơ quan, phục vụ sử dụng trực tuyến để giải quyết thủ tục hành chính và phục vụ các nhu cầu chính đáng khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thanh Trà - P.CCHC-VTLT
Ý kiến bạn đọc