Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ công bố kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2020.

Thứ năm - 24/06/2021 14:25 210 0
Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ công bố kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 (PAR index 2020) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2020 (SIPAS 2020).
1(13)
1(13)

Chiều ngày 24/6/2021, tại trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 (PAR index 2020) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2020 (SIPAS 2020). Đồng chí Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì Hội nghị.

Về Kết quả Chỉ số PAR index 2020 các bộ:

+ Nhóm thứ nhất, đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 90%, tiếp tục là 03 đơn vị: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp;

+ Nhóm thứ hai, đạt kết quả Chỉ số CCHC từ trên 80% đến dưới 90%, gồm 14 đơn vị: Bộ Ngoại giao; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nội vụ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Không có đơn vị nào có Chỉ số CCHC dưới 80%.

Về Kết quả Chỉ số PAR index 2020 các tỉnh, thành phố:

+ Nhóm A, đạt kết quả Chỉ số từ 90% trở lên, gồm 02 tỉnh, thành phố (Quảng Ninh, Hải Phòng).

+ Nhóm B, đạt kết quả Chỉ số từ 80% - dưới 90%, gồm 56 tỉnh, thành phố.

+ Nhóm C, đạt kết quả Chỉ số từ 70% - dưới 80%, gồm 05 tỉnh, thành phố.

Quảng Ninh tiếp tục là địa phương xếp vị trí thứ nhất bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2020 với kết quả đạt 91.04%. Tỉnh Quảng Ngãi là địa phương đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2020, với kết quả đạt 73.25%.

Theo Bộ Nội vụ, trong 9 năm vừa qua, Chỉ số CCHC luôn được khẳng định qua thực tiễn là một trong những công cụ có ý nghĩa quan trọng trong chỉ đạo, điều hành triển khai Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011-2020. Qua đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương xác định được mục tiêu, định hướng, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp cho CCHC Nhà nước giai đoạn tiếp theo.

Đồng chí Lê Minh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì tại điểm cầu tỉnh Bình Định.

Đối với tỉnh Bình Định, Chỉ số PAR index 2020 tăng 15 bậc so với năm 2019, với chỉ số đạt được là 83.97%, đứng vị trí 31/63 tỉnh, thành thuộc nhóm B. Về chỉ số SIPAS 2020, tỉnh Bình Định đạt 86.17% đứng vị trí 29/63 tỉnh, thành.

Theo kết quả đánh giá, các chỉ số thành phần của tỉnh Bình Định là: Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính (87,76%); Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (86,50%); Cải cách thủ tục hành chính (82,52%); Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước (75,30%); Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (83,48%); Cải cách tài chính công (83,75%); Hiện đại hóa nền hành chính (94,27%); Tác động của cải cách hành chính đến người dân, tổ chức và các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh (78,75%)./.


Nguyễn Tiến Nghĩa - P.CCHC-VTLT  (Cập nhật ngày 24-06-2021)

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây