Thúc đẩy chuyển đổi số trong lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định

Thứ tư - 11/10/2023 14:25 1.151 0
Thực hiện chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của thời đại. Thực tế chuyển đổi số không chỉ là ứng dụng các phần mềm số hóa vào vận hành để giảm sức người, tối ưu chi phí mà còn thay đổi tư duy vận hành của người quản lý. Trong công cuộc chuyển đổi số, ngành lưu trữ không thể đứng ngoài cuộc.
Thúc đẩy chuyển đổi số trong lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định

Hiện nay, vấn đề quản lý tài liệu lưu trữ điện tử đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số được coi là bước ngoặc “cách mạng” trong ngành văn thư -lưu trữ. Với việc đổi mới phương thức công bố tài liệu lưu trữ theo hướng sáng tạo, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lưu trữ sẽ góp phần  giảm rủi ro thất lạc văn bản, nâng cao chất lượng công việc của cơ quan, tiết kiệm chi phí, thời gian lâu dài, kết nối quá khứ và hiện tại.
Bình Định là một trong những địa phương sở hữu khối tài liệu lớn có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và của tỉnh nhà nói riêng. Chính vì thế, công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của tỉnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhằm hướng đến mục đích phát huy hiệu quả giá trị tài liệu lưu trữ, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của công chúng về sự hình thành và phát triển tỉnh Bình Định qua các thời kỳ lịch sử, trong thời gian qua, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định đã và đang nỗ lực thực hiện số hóa tài liệu lưu trữ, phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức Triển lãm trực tuyến "Bình Định theo dòng lich sử" để thực hiện “Chuyển đối số trên lĩnh vực lưu trữ”. Lần đầu tiên, khoảng 400 tài liệu, tư liệu đặc sắc được lựa chọn từ hàng nghìn trang tài liệu, tư liệu sưu tầm của các lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bảo tàng thuộc tỉnh Bình Định, các Viện Nghiên cứu và nguồn tư liệu quý do các cá nhân chia sẻ được giới thiệu qua hình thức triển lãm 3D. Đây được xem là một trong những sự kiện tạo bước ngoặc trong quá trình thực hiện chuyển đổi số trong lưu trữ tại tỉnh nhà nói riêng và ngành văn thư-  lưu trữ nói chung.
Chuyển đổi số ra đời và phát triển như một giải pháp hữu hiệu giúp nâng cao hiệu quả quản lý tài liệu, cũng như nâng chất lượng quản lý, sử dụng, khai thác tài liệu, góp phần vào sự nghiệp phát triển Cục văn thư và Lưu trữ Nhà nước nói chung và Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định nói riêng.

 

 

 

 

 

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Nguyệt - TTLT

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây