Tại Hội nghị, đồng chí Lê Minh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh đã truyền đạt, trao đổi một số nội dung của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; phân tích những điểm mới của Luật so với các văn bản về thực hiện quy chế dân chủ trước đây; cung cấp những thông tin, dẫn chứng cụ thể về phương thức thực hiện quy chế dân chủ trong tình hình hiện nay. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 4 ngày 10/11/2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023, gồm 6 chương, 91 điều quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Luật là nền tảng chính trị, pháp lý quan trọng để Đảng và Nhà nước tiếp tục hoàn thiện đường lối, chính sách, pháp luật về dân chủ nói chung, dân chủ ở cơ sở nói riêng, từ đó góp phần hoàn thiện các thiết chế về dân chủ. Việc thực hiện pháp luật về dân chủ trên tất cả các lĩnh vực diễn ra ở cơ sở không chỉ giúp cho pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, Nhân dân tự mình làm chủ trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội mà còn là nơi giám sát và phản ánh chất lượng, tính khoa học, khả thi, gần dân đối với các đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Quang cảnh buổi tập huấn
Qua hội nghị tập huấn triển khai Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận trên địa bàn tỉnh được nắm rõ những nội dung cơ bản của Luật, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận về thực hiện dân chủ ở cơ sở./.
Tác giả bài viết: Thanh Toàn - MT tỉnh
Ý kiến bạn đọc