Nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Thứ tư - 25/12/2024 16:41 74 0
Ngày 12 tháng 12 năm 2024 Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành Nghị quyết số 43/2024/NQ-HĐND quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nghị quyết gồm 03 Điều, trong đó, đã đề ra 05 biện pháp đảm bảo thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh, gồm:
- Biện pháp 1: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở;
Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp phải thường xuyên tuyên truyền, quán triệt các nội dung thực hiện dân chủ cơ sở thông qua các cuộc họp; trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp.
Thực hiện cung cấp thông tin thông qua việc gửi văn bản, đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương, trên Báo Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định hoặc tổ chức hội nghị để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Nhân dân tham gia góp ý vào các dự thảo văn bản có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân, đặc biệt là các quy hoạch, dự án có thu hồi đất trên địa bàn liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định.
Phát huy vai trò Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở và giám sát, phản biện xã hội trong việc thực hiện pháp luật và thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Biện pháp 2: Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, vai trò nêu gương của người đứng đầu và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở;
Theo đó, thực hiện nghiêm Luật Tiếp công dân; tăng cường đối thoại, trao đổi thông tin hai chiều với người dân, doanh nghiệp; tập trung giải quyết hiệu quả đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân ngay từ cơ sở.
Nâng cao chất lượng hoạt động và phát huy vai trò của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Công khai các hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức có sử dụng lao động (trừ các hoạt động liên quan đến thông tin thuộc bí mật Nhà nước). Thực hiện lấy ý kiến tham gia vào các quy chế hoạt động của cơ quan đơn vị, địa phương, doanh nghiệp.
Tổ chức lấy ý kiến tham gia của Nhân dân vào các quy ước, hương ước của cộng đồng dân cư. Công dân, hộ gia đình tích cực quan tâm đến công việc chung của cộng đồng dân cư; có trách nhiệm tham gia hoặc cử đại diện hộ gia đình tham gia họp bàn, thảo luận, quyết định các nội dung và thực hiện nghiêm túc các nội dung đã được cộng đồng dân cư quyết định.
Hằng năm, xem xét mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Biện pháp 3: Định kỳ hàng năm, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Biện pháp 4: Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - kỹ thuật, trang bị phương tiện kỹ thuật và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác cho việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số, ứng dụng công nghệ thông tin; nhất là công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Biện pháp 5: Kịp thời biểu dương, khen thưởng các gương điển hình, có nhiều thành tích trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Theo đó, hằng năm Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo thẩm quyền, nội dung kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở cơ sở cần tập trung việc thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến người dân; các quy định về công khai dân chủ, minh bạch theo quy định của pháp luật; các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực.
Kiên quyết xử lý các hành vi lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quyền làm chủ của Nhân dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp. Xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở./.

File đính kèm

Tác giả bài viết: Hà Thị Ngọc Phượng - P.XDCQ&CTTN

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây